Thứ Tư, 28 tháng 2, 2018

Nhận diện hội chứng bàn chân bẹt trẻ em

Hội chứng bàn chân bẹt là gì?


Hội chứng bàn chân bẹt là một hội chứng thuộc nhóm bệnh biến đổi hình dạng cấu trúc của bàn chân trong đó vòm bàn chân phẳng, lòng bàn chân trở nên bẹt và tiếp xúc với toàn bộ bề mặt sàn. Chính vì lòng bàn chân trở nên bẹt dí xuống nên người ta gọi đây là hội chứng bàn chân bẹt.

Hội chứng bàn chân bẹt làm chiều dài của hai chân không bằng nhau, em bé sẽ gặp nhiều trở ngại trong đi lại, chạy nhảy và tới trường.


Bình thường, bàn chân của bất kỳ trẻ sơ sinh nào cũng phẳng do lòng bàn chân được lấp đầy bởi mô mỡ. Bắt đầu từ 3 tuổi trở đi, xương dài ra, mỡ ít đi tương đối, gân dây chằng chắc hơn, vòm bàn chân cong lên và khi đó hình thù bàn chân giống như người trưởng thành, tức là chúng không còn bị bẹt nữa. Nếu lúc này lòng bàn chân vẫn phẳng lạ thường thì khi đó có thể bé nhóc đang có nguy cơ mắc phải hội chứng bàn chân bẹt.
Mẹ bé có thể nhận biết như sau:

Đầu tiên đập vào mắt là bước đi. Thường khi bước đi bé “đi vòng kiềng” nghĩa là bàn chân ở tư thế nghiêng so với trục của cơ thể mà đúng ra chúng phải song song với nhau.

Khi bước đi trẻ giẫm lên mé trong bàn chân, khi đó gây tác động lên toàn bộ lòng bàn chân.

Khi xuất hiện một trong các dấu hiệu trên ở trẻ thì tốt nhất nên đưa bé đến các bác sĩ chỉnh hình nhi khoa để khám và điều trị. Trước khi đi gặp bác sĩ trong điều kiện tại nhà sơ bộ cần phải in hình lòng bàn chân lên giấy. Biện pháp nghiên cứu này cho phép xác định chuẩn đoán chính xác hơn.

Cách làm hướng dẫn mẹ bé như sau: Hãy nhỏ một vài giọt dầu ăn lên lòng bàn tay của mình và xoa tay thật đều. Sau đó bôi dầu lên các lòng bàn chân của bévà đặt chân bé lên tờ giấy trắng khoảng 3-5 giây. Trong khoảng thời gian này trên giấy dấu lòng bàn chân được hình thành rõ. Cần mang theo tờ giấy này đến tư vấn ở bác sĩ chỉnh hình. Nó giúp bác sĩ phát hiện bàn chân bẹt và không mắc sai lầm với các tiên lương và chiến thuật điều trị.

Thông tin cực kỳ hữu ích là nếu bạn đưa em bé tới gặp các chuyên gia sớm và kịp thời thì có thể khắc phục được tình trạng này. Còn nếu cứ chần chừ ở nhà và không muốn đi khám bệnh thì đáp án thay đổi gần như là không thể.

chung_ban_chan_bet_o_tre
Ảnh minh họa

Khi nào mẹ phải chú ý?

Như trên đã nói, lúc dưới 3 tuổi, bàn chân của bé vẵn phẳng và vẫn bẹt. Lúc đó mẹ đừng lo lắng quá vì nó vẫn chỉ là một cách phát triển bình thường. Từ 3 tuổi trở đi, nếu lòng bàn chân bẹt lại, dáng đi khấp khểnh, thì mẹ bé hãy chú ý đặc biệt. Bởi lúc này có thể một số em bé thuộc thể mũm mĩm vẫn có bàn chân khá phẳng.

Nếu đến năm 6 tuổi, bàn chân bé vẫn như vậy và không có sự thay đổi gì về hình dáng thì chẩn đoán gần như chính xác.

Lúc nào mẹ phải đưa bé đi khám? Lúc bé 6 tuổi mà không thấy tình hình thay đổi nhiều thì phải đưa đi khám.
Khi nào cần điều trị? Ngay khi được bác sỹ chẩn đoán là bàn chân bẹt thì cần điều trị ngay. Nếu bạn cứ để đấy và đợi mãi mà không điều trị, sau 12 tuổi, việc chữa trị cho bé trở nên vô dụng.

Điều trị khó không?

Điều trị không khó nhưng rất tiếc lại không có biện pháp điều trị bằng thuốc cho hội chứng này. Để điều trị các trẻ bị mắc bàn chân bẹt cần áp dụng các biện pháp vật lý trị liệu. Chúng bao gồm các biện pháp sau:

- Thể dục trị liệu

- Matxa

- Nắn chỉnh bằng tay

- Điện di tại chỗ

- Đắp parafin tại chỗ

- Đắp sáp khoáng tại chỗ

Các liệu pháp này hướng đến tăng cường và làm tăng tuần hoàn máu cho các cơ vòm bàn chân, chỉ định các tác động kích thích nhẹ lên bộ máy dây chằng và các khớp cổ chân.

Thời gian điều trị thường kéo dài từ 10 đến 14 ngày trong 1 đợt điều trị và tiến hành một vài đợt như vậy trong một năm. Trong khoảng thời gian giữa các lần liệu pháp khuyến khích cho các bé mang giày chỉnh hình hoặc miếng lót chân, cũng như matxa hàng ngày tại nhà.
Xem thêm sản phẩm giày trẻ em chống hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ em:
http://mamanbebe.com.vn/giay-dep-tre-em-combi/c131.html

Thứ Ba, 27 tháng 2, 2018

Lời khuyên khi đi mua giầy cho trẻ mùa thu đông

"Mấy hôm nay trời se lạnh nên mình mua cho con gái 11 tháng tuổi một đôi giầy khá bắt mắt. Chẳng ngờ cứng quá, con đi vào chân bị sưng rộp, mình sợ không cho bé dùng nữa", chị Diệp (24 tuổi, Thụy Khuê, Hà Nội) kể.

Sau sự việc này, bà mẹ trẻ mới thấy tầm quan trọng của việc chọn mua giầy dép cho con. Tuy nhiên, khi ra chợ, chị Diệp phân vân không biết nên mua thương hiệu, kiểu dáng, chất liệu nào để tránh tình trạng khó chịu như trên.

Lưu ý khi mua giầy mùa thu đông cho bé

Sang mùa thu đông, chọn một đôi giầy mềm mại, chất liệu tốt sẽ giúp bé cảm thấy ấm áp, thoải mái

Giống như vậy, chị Ánh - dù đã là bà mẹ hai con cũng không có tiêu chí gì khi chọn mua giầy cho bé. Có lần chị mua về cho cu lớn một đôi giầy da, mũi cong khá đẹp. Cu cậu rất thích song đi được một lần thì ngón cái bị chẹt, tấy đỏ. Cũng có lần chị mua một đôi giầy hàng chợ không rõ xuất xứ. Lúc sờ vào bên trong mới thấy không có lớp lót, chỉ đơn thuần là da cứng.

Theo một chủ cửa hàng chuyên bán đồ trẻ em trên phố Sơn Tây (Hà Nội), một đôi giầy tốt với trẻ là nó an toàn với làn da nhạy cảm của bé, không ảnh hưởng đến quá trình phát triển, vận động của đôi chân. Nó giúp trẻ đi thoải mái, không có cảm giác bị đau nhức hay trầy xước.

"So với người lớn, các em bé cần hơn rất nhiều tiêu chí khi mua giầy. Giầy trẻ em phải làm từ chất liệu an toàn, không có các chất gây kích ứng da... Ngoài ra, các bé có đôi chân đang phát triển nên cứ 2, 3 tháng lại phải thay giầy một lần, cho nên chỉ cần mua một đôi có chất lượng, vừa tiền là được, không cần mua những đôi đắt cả triệu đồng", chủ cửa hàng này nói.

Lưu ý khi mua giầy mùa thu đông cho bé
Nếu khéo tay bạn cũng có thể móc những đôi giầy len xinh xắn cho bé


Dưới đây là một số lời khuyên khi đi mua giầy cho trẻ mùa thu đông:

1. Giầy không quá cứng cũng không quá mềm: Nhiều bà mẹ đang có quan niệm sai lầm rằng 'giầy càng mềm càng tốt', song thực tế một đôi giầy quá cứng hay quá mềm đều có thể khiến chân trẻ bị trầy xước, thậm chí làm biến dạng xương bàn chân.

2. Không nên mua giầy da: vì chất liệu này kém đàn hồi, làm ảnh hưởng đến sự lưu thông máu ở trẻ. Cũng không nên nghĩ dép dễ cởi bỏ, thoải mái mà lựa chọn cho con vì rất có thể những đôi dép sẽ gây nguy hiểm cho bé. Việc dễ cởi bỏ cũng tập thói quen không thích đi giầy dép ở trẻ. Do đó, vào mùa này các mẹ hãy mua những đôi giầy vải, giầy bằng da lộn hay giầy handmade bằng len.

3. Không nên mua giầy mũi nhọn, giầy hở mũi: Giầy mũi nhọn khiến trẻ khó cử động, dễ gây biến dạng xương bàn chân của trẻ. Giầy hở mũi sẽ gây nguy hiểm khi trẻ tập đi. Vậy nên hãy chọn những đôi giầy mũi rộng, giúp trẻ không bị đau, mỏi khi đi giày lâu.

4. Không nên mua giầy đế quá mềm, đế mỏng: với em bé giầy đế quá mềm, mỏng có thể làm bé dễ bị trượt ngã. Vậy nên hãy chọn những đôi giầy có đế bằng cao su hay đế vải dày, đủ độ cứng để giảm tai nạn cho bé. Đế giày cần cân bằng, có các rãnh chống trơn giúp trẻ không bị trượt.

5. Không nên mua giầy quá rộng: Không giống như quần áo, bạn có thể mua hơn một cỡ để con mặc được nhiều năm. Với giầy cần mua vừa chân trẻ, không rộng cũng không chật quá để trẻ bước đi tự tin, thoải mái. Một đôi dày rộng sẽ cản bước chân của trẻ, khiến trẻ bước đi khó khăn. Nếu cứ đi những đôi giầy này lâu dài sẽ ảnh hưởng tới bước đi của trẻ.

6. Không nên đi giầy của đứa trẻ khác: Những người bán hàng khuyên rằng có thể mặc quần áo của trẻ khác nhưng không nên đi giầy đã qua sử dụng. Giày thường khớp theo chân bé khi được mang. Nếu cho con mình mang lại giày này tức là đang ép chân con vào những chiếc giày đã định hình theo chân bé khác. Hơn nữa, cũng không nên tặng giầy cho các bé khi bạn không rõ kích cỡ chân của chúng.

Mùa thu đông đã đến, khi mua giầy các mẹ nên tính đến cả việc đi tất cho con. Vậy nên hãy chọn một đôi giầy mà theo lời khuyên của chủ cửa hàng là nên cách 1 - 2 cm với mũi chân của trẻ.

Xem thêm giày trẻ em combi tại đây:

http://mamanbebe.com.vn/giay-dep-tre-em-combi/c131.html

Thứ Hai, 26 tháng 2, 2018

Dạy mẹ làm boot cổ ngắn cho bé yêu

Chỉ cần chuẩn bị vải mềm, kim chỉ, vải lót và ruy băng để phối màu cùng thao tác đơn giản là các mẹ có thế chế ngay ra cho các con yêu của mình một đôi boot cổ ngắn cực ấm áp cho mùa đông.

Những đôi giày ấm áp như này bé có thể đi trong nhà mùa đông, hoặc có thể diện vào để giữ ấm cơ thể. Các bé gái khi diện đôi giày tự chế này vô cực khác biệt bởi trên thị trường không có chiếc thứ 2. Chính vì thế các mẹ tha hồ sáng tạo, trang trí đôi giày cho bé theo màu sắc và kiểu dáng mà mình ưng.

Để làm ra đôi boot trẻ em như này bạn cần chuẩn bị nguyên liệu:

- Vải dạ

- Vải lót mềm

- Kim, chỉ, kéo, kim ghim vải

- Ruy-băng nhỏ hài hòa màu vải

- Mẫu giấy:in mẫu bên và phóng hình tới vừa cỡ chân bé, cắt hình in làm mẫu giấy, bạn có thể dùng đế giày vừa vặn mà bé đang đi để ướm vào hình mẫu đế giày trên mẫu giấy.

Chú ý: Chị em nên chọn vải bông, dạ ở địa chỉ uy tín, tránh hàng không rõ xuất xứ, hàng TQ ảnh hưởng đế sức khỏe của bé nhé!

Dạy mẹ làm boot cổ ngắn cho bé yêu

Bước 1:

Đầu tiên các mẹ phải căn ke mẫu giấy lên vải dạ để cắt các đường cho chuẩn.

Để làm 1 đôi giày bạn cần các miếng như sau : 4 miếng đế giày (2 miếng bằng vải mềm, 2 miếng bằng vải dạ), 4 miếng mũi giày (2 miếng bằng vải mềm, 2 miếng bằng vải dạ), 4 miếng thân giày (2 miếng bằng vải mềm, 2 miếng bằng vải dạ).

Bước 2:

Sau khi cắt các miếng vải cần thiết, bạn đặt mặt phải miếng mũi giày bằng dạ và vải mềm trùm khin khít lên nhau, ghim cố định rồi may ráp lại.

Ở phần giữa 2 miếng thân giày bằng vải dạ và vải mềm đặt 2 sợi ruy- băng 2 bên cạnh đối xứng dùng làm dây buộc giày, ghim cố định rồi may chúng lại. Tiếp đó, bạn chập đôi bản rộng và may cố định.

Bước 3:

Khi đã may cố định, nếu có phần vải thừa, vải riềm bạn cần cắt sát đường chỉ, rồi lộn phải và ruỗi thẳng.

Đặt trùng khít 2 miếng đế giày bằng vải mềm và vải dạ lên nhau rồi may kín lại.

Bước 4:

Sau khi may đế giày, bạn dùng ghim cố định mặt trái của thân giày và đế giày trước, may chúng lại.

Chú ý cần ghim phần mũi giày với đế giày sao cho phần mũi giày chùm qua 1 đoạn phần thân giày rồi may cố định.

Bạn may vắt sổ xung quanh đường diềm sát ngay đường chỉ đã may.

Hoặc nếu dùng máy khâu bạn có thể khâu tay theo cách khâu thùa khuy mũi nhỏ.

Cứ tương tự, bạn làm chiếc giày thứ 2. Sau khi hoàn thiện 1 đôi giày bé bé, xinh xinh bạn lộn giày và buộc ruy băng thắt nơ khi xỏ vào chân bé. Vậy là mùa đông này bé không lo bị lạnh nữa rồi.

Xem thêm sản phẩm boot trẻ em tại đây:

http://mamanbebe.com.vn/giay-dep-tre-em-combi/c131.html

Chủ Nhật, 25 tháng 2, 2018

Những phụ kiện mùa đông cần có cho trẻ em

Đối với các mẹ chẳng có niềm vui và hạnh phúc nào bằng ngắm nhìn bé cưng mặc những bộ đồ dễ thương do chính mình lựa chọn. Mùa đông đang tới, các mẹ phải chuẩn bị cho bé những bộ đồ vừa xinh xắn vừa có thể bảo vệ bé khỏi thời tiết lạnh lẽo. Một số món đồ đáng yêu để các mẹ lựa chọn:

1. Giày vải, boot trẻ em
Giày vải xinh xắn với nhiều mẫu mã đẹp sẽ giữ ấm cho đôi chân của bé yêu khi trời trở lạnh.
Giày vải xinh xắn với nhiều màu sắc tươi tắn, hình thù ngộ nghĩnh giữ ấm đôi chân cho bé yêu. Những đôi giày vải được thiết kế đặc biệt với phần chun ở cổ giày ôm vào chân bé chống tuột giày.
Giày trẻ em được làm từ 2 chất liệu cơ bản: Vải dày và da mềm. Đế giày được thiết kế đặc biệt chống trơn trượt khi bé đi lại.


























Nếu muốn, mẹ có thể làm điệu cho bé bằng những đôi boot cao, vừa ấm, lại thời trang nữa. Với tiết trời mùa đông lạnh, không gì giữ ấm cho đôi chân của bé hoàn hảo hơn là những đôi giày bốt có lót lông mềm thật ấm áp này. Giày boot được thiết kế với nhiều kiểu dáng từ cao cổ đến thấp cổ để phù hợp với nhiều trang phục khác nhau của bé.





























Bạn có thể lựa chọn cho bé những đôi boot dáng khỏe để mix cùng quần jean và áo nỉ hoặc điệu đà hơn với boot cách điệu bèo nhún để kết hợp với váy đầm mùa đông.

2. Khăn, mũ cho bé
Các mẹ có thể tùy chọn chất liệu nỉ hoặc len cho bé. Những bộ găng tay và mũ này sẽ làm cho bé của bạn trông thật ngộ nghĩnh đáng yêu trong ngày đông se lạnh này. Đôi má ửng hồng thật dễ thương dưới chiếc mũ xinh, đôi tay chúm chím được giấu trong chiếc găng tay ấm áp, trông cục cưng của bạn như một chú gấu nhỏ đáng yêu trong vòng tay che chở của bố mẹ.























3. Tất, găng tay cho bé
Với hình thù thật ngộ nghĩnh đáng yêu, chất liệu cotton dày dạn, những đôi tất này sẽ là sự lựa chọn thật thông minh cho các bà mẹ cho bé yêu của mình. Đảm bảo vẫn giữ ấm cho đôi chân nhỏ bé và vẫn tạo cho bé sự thoải mái dễ chịu vì những đôi tất này co giãn tốt với chất liệu rất mềm và thoáng.




























4. Bịt tai ấm
Trong những ngày gió lạnh thì đồ giữ ấm tai cho bé, thiết kế như một cái tai nghe rất hữu ích. Với hai quả bông ấm áp, nhiều màu sắc thời trang, đôi tai của bé được bảo vệ khỏi gió lạnh.
Khi chọn mua, bạn nhớ lựa chiếc có khung vừa vặn với đầu bé. Không nên chọn khung áp quá sát, đeo lâu sẽ khiến bé khó chịu. Chất liệu mềm mại và ấm áp.

5.Quần legging cho bé gái
Khi diện váy, mặc quần legging sẽ rất hợp. Nhiều mẫu quần legging đáng yêu dành cho cả bé trai và bé gái với sự phối màu và họa tiết đẹp mắt và tinh tế. Bạn có thể chọn cho bé yêu những mẫu quần hình chú ong tinh nghịch, chú thỏ, chú ếch đáng yêu hay những hình thú cưng trong phim hoạt hình quen thuộc với bé.

Xem thêm giày trẻ em combi tại đây:
http://mamanbebe.com.vn/giay-dep-tre-em-combi/c131.html

Thứ Năm, 22 tháng 2, 2018

Một số điều bố mẹ cần chú ý khi bé tập đi

Khi bé nhà bạn được một tuổi cũng là lúc bé tập đi, đây cũng là giai đoạn quan trọng nhất trong cuộc đời của bé. Vì vậy bố mẹ cũng nên biết cách để có thể đối phó tốt được với bé trong giai đoạn này. Một số điều cần chú ý khi bé tập đi

Mang giày hay không mang giày.

Lúc bé tập đi các mẹ có nhiều người cho rằng không cần mang giày. Đó là một quan niệm không đúng đắn, nếu bạn không cho bé tập làm quen với giày thì sau này cứ khi cho bé mang giày là bé lại không chịu đi và như vậy không tốt cho bé. Nếu bạn chọn được một đôi giày trẻ em tốt cho bé, chân bé sẽ cảm thấy thỏa mái và sau này khi ra khỏi nhà bé không quên đeo giày vào chân. Khi bé tập đi hãy chọn cho bé giày vải để chân bé được bảo vệ cách tốt nhất, đừng có chọn giày da.

Nếu như tập cho bé đi trong nhà thì cũng nên cho bé đi chân trần để bé cảm nhận được mặt đát, độ ma sát và tăng sự cảm nhận của bé để bé có thể điều chỉnh dáng đi và sự cân bằng cho đôi chân bé.

Khi bé chưa đi được không nên bắt bé đi

Nếu như bé chưa đi được dù đã đến độ tuổi tập đi như các bé cùng trang lứa thì bố mẹ cũng không nên bắt bé đi. Như vậy sẽ làm dáng bé đi không được chuẩn và có thể chân bé sẽ bị vòng kiềng bởi xương bé lúc này rất mềm và yếu nên chưa thích hợp khi vận động mạnh.

Bạn nên cho bé bám vào thành giường để bé tập bước và xê dịch chân trước, hoặc cũng có thể cho bé tập bằng chiếc xe tập đi có tay vịn, nhưng đừng bắt bé đi thường xuyên bởi nó ảnh hưởng tới sự phát triển tự nhiên của bé.
giày trẻ em

Hãy cho bé tập đi khi mà bé thích chứ đừng bắt bé phải đi, khi bé có dấu hiệu thích đi nghĩa là lúc này bé đang phát triển tự nhiên vì thế bạn phải kiên nhẫn.

Chú ý tới an toàn khi bé tập đi

Khi bé tập đi đồng nghĩa với lúc này bé rất nghịch hay leo trèo và cầm đồ. Nếu như bé vào giai đoạn này bạn nên dọn dẹp nahf sạch sẽ, dây điện, ổ điện phải để lên cao hay để trong chỗ khuất để bé không nhìn thấy và sờ vào.

Những đồ chơi của bé cũng phải dọn sạch và để vào một chỗ, bởi khi bé đi mà chân viếng vào sẽ dễ làm bé ngã. Đồng thời giai đoạn này phải quan sát bé từng li, từng tí không để bé một mình trên giường hay dưới đất một mình.

Một điều cũng nên chú ý khi bé tập đi đồng nghĩa với việc bé rất hay ngã, nhưng không phải thế mà mẹ hay bố cứ bế suốt vì sợ con đau. Khi bé ngã bạn hãy an ủi bé và xoa dịu như đánh vào vật làm bé ngã và dẫn bé đi tiếp để tránh việc bé lười đi và giúp bé cứng cáp hơn trong từng bước đi.

Xem thêm giày trẻ em cho bé:

http://mamanbebe.com.vn/giay-dep-tre-em-combi/c131.html

Thứ Tư, 21 tháng 2, 2018

Mẹo nhỏ giúp mẹ biết giày dép trẻ em an toàn trước khi mua

Trẻ nhỏ có làn da rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương bởi các hóa chất độc hại. Việc lựa chọn giày trẻ em tưởng chừng rất đơn giản nhưng lại khiến cha mẹ phải đau đầu.

Đa phần các bậc phụ huynh đều biết việc lựa chọn giày dép được làm từ nguyên liệu mềm và an toàn sẽ tốt cho sức khỏe của trẻ nhỏ. Đây là tiêu chí quan trọng nhất khi lựa chọn giày dép cho trẻ nhưng lại là một trở ngại lớn vì không dễ dàng để nhận biết được điều này. Đối với mỗi loại chất liệu khác nhau lại có những cách khác nhau để nhận biết được chất lượng và độ bền của chúng.

1. Chất liệu da trơn, da bóng

Chất liệu da trơn, bóng của các thương hiệu cao cấp thường sẽ giữ được màu sắc thật của da. Chất liệu này đem lại cảm giác thời thượng và sang trọng cho người dùng. Hiện nay, các sản phẩm giày dép trẻ em làm từ chất liệu này chủ yếu đều là chất liệu tổng hợp. Tuy nhiên, đối với một số loại giày dép chưa qua kiểm định chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ thì lớp bóng bên ngoài thường rất dễ bong sau một thời gian ngắn sử dụng, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết nóng ấm của Việt Nam.

Mách nhỏ các mẹ là khi mua giày dép da trơn, bóng cho bé nên chú ý quan sát bề mặt da. Đôi giày da bóng, trơn sẽ được bền lâu khi trên bề mặt không có nhiều vết nhăn, vết nổ hay vết da phồng.

Ảnh minh họa


2. Giày trẻ em chất liệu da lộn (Suede Leather)

Bên cạnh chất liệu da trơn, da bóng, da lộn từ lâu đã trở nên quen thuộc với các sản phẩm giày dép bởi xu hướng lâu bền và hiếm khi lỗi mốt. Da lộn thường mềm mịn hơn nhiều so với da thường. Chất liệu da lộn cao cấp thường dùng để làm giày dép thường để nguyên miếng nên chỉ có vết chỉ khâu trên da. Bên cạnh đó, da lộn cao cấp thường hay có những lỗ chân lông nhỏ còn giả da thì không.

Ảnh minh họa


3. Giày trẻ em chất liệu vải

Trên thế giới, các nhãn hiệu thời trang cao cấp cho trẻ em thường hay dùng chất liệu vải Canvas để làm giày cho bé. Chất liệu vải này có tác dụng chấm thấm ngược, không bị phai màu khi vệ sinh sản phẩm, đặc biệt là có độ mềm mịn nhất định khi dùng tay tiếp xúc trực tiếp với bề mặt vải.

Ảnh minh họa


4. Giày trẻ em chất liệu cao su

Đối với chất liệu cao su, thông thường các sản phẩm giày dép cho trẻ em có phần đế làm bằng chất liệu cao su. Chất lượng của chất liệu này sẽ dễ dàng nhận biết hơn qua thính giác (ngửi). Nếu thấy có mùi hôi, hắc thậm chí mùi khó chịu thì có thể chất liệu cao su được sử dụng không tốt cho sức khỏe trẻ nhỏ. Ngược lại, chất liệu cao su tốt cho sức khỏe trẻ nhỏ sẽ không có mùi hoặc có mùi thơm (Cao su thơm).

Ảnh minh họa


Để chắc chắn hơn với chất liệu của sản phẩm có an toàn với sức khỏe của bé hay không, mách nhỏ các mẹ, trước khi quyết định mua giày dép các bậc cha mẹ hãy đừng ngại hỏi “giấy chứng nhận kiểm định chất lượng sản phẩm”. Chắc chắn một nhà cung cấp sản phẩm tốt sẽ sẵn sàng có ngay “chứng nhận kiểm định chất lượng sản phẩm” theo yêu cầu.

Xem thêm sản phẩm giày cho trẻ em:

http://mamanbebe.com.vn/giay-dep-tre-em-combi/c131.html

Thứ Năm, 8 tháng 2, 2018

Cách chọn giày ưng ý cho bé 0 – 3 tuổi

Đôi giày đóng vai trò không nhỏ trong giai đoạn tập đi, tập chạy của bé từ 0 – 3 tuổi. Hãy tham khảo 5 lời khuyên dưới đây để chọn cho bé một đôi giày phù hợp nhé!

1. Miệng giày rộng

Trong độ tuổi này, bé có bàn chân tương đối mềm mại và chưa biết cách “phối hợp” với người lớn để xỏ giày vào chân một cách thuận lợi. Vì vậy, những đôi giày có miệng rộng, mũi mềm sẽ giúp bé xỏ chân dễ dàng hơn, đồng thời cũng không làm chân bé bị đau hay bị xước.

Khi bé bước vào giai đoạn tập đứng là lúc các đầu ngón chân bắt đầu thẳng ra nên một đôi giày mũi rộng sẽ khiến bé thoải mái hơn.

2. Mũi giày mềm

Trong giai đoạn học đi, tất nhiên bé sẽ đi chưa vững, các bước chân còn vụng về. Vì bé sẽ có cách đi rất ngộ nghĩnh là đặt cả bàn chân xuống đất để bước đi nên bạn cần hướng dẫn bé cách sử dụng gót chân và mũi chân khi đi. Nếu đôi giày của bé có mũi mềm đến mức có thể uốn cong được sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình học đi này. Bởi vậy, khi mua giày cho bé, bạn nên dùng tay khẽ bẻ gập một chút để kiểm độ mềm của mũi giày.

Cách chọn giày ưng ý cho bé 0 – 3 tuổi


3. Thử giày trước khi mua


Một đôi giày có phù hợp với bé hay không, chỉ cần cho bé thử xỏ chân vào là có thể nhận ra ngay. Vì vậy, bạn nên cho bé đi thử giày vào cả hai chân, bước vài bước trên đường rồi mới quyết định mua.

4. Chọn giày rộng hơn cỡ chân

Chân bé thường phát triển nhanh nên các chuyên gia y tế về trẻ nhỏ khuyến cáo các mẹ nên đo kích cỡ chân bé 2 tháng 1 lần để đảm bảo con đang đi một đôi giày hợp cỡ chân. Khi mua mẹ nên chọn giày rộng hơn cỡ chân thực khoảng 5 – 10mm.Về mùa lạnh, bạn cần tính đến độ dày của tất để chọn cỡ giày phù hợp.

5. Chú ý khi mua giày có nút gài

Xăng-đan hoặc giày có nút gài có tác dụng thay đổi độ “ôm” chân một cách linh hoạt tùy theo hình dáng, độ dày chân của từng bé. Tuy nhiên, khi mua loại giày này, bạn nên chọn loại có quai gài ngắn để tránh việc bé có thể ngã khi chẳng may dẫm phải phần thừa ra của quai. Bên cạnh đó, khi đi giày cho bé, bạn cần chú ý thắt nút ở mức độ vừa phải, tuyệt đối không được thắt chặt vào chân bé.

Xem thêm giày trẻ em:

http://mamanbebe.com.vn/giay-dep-tre-em-combi/c131.html

Thứ Tư, 7 tháng 2, 2018

Bí quyết chọn giày dép cho bé nhanh gọn

Sau đây tôi sẽ chia sẻ những tiêu chí giúp các bà mẹ trẻ chọn Giày dép cho bé cao cấp nhanh gọn phù hợp với con của mình.

Chất liệu : Nên chọn những chất liệu mềm là da hay vãi không nên chọn các sản phẩm là PVC (nhựa cứng) làm tổn hại con trẻVề đế giày nên chọn những loại đế có kẻ rãnh, ma sát cao giúp bé đi lại an toàn, chống trơn trượt.

Kích thước : Giày dép cho bé cao cấp nên chọn kích thướt vừa chân không nên chọn những sản phẩm quá rộng làm bé dễ bị ngã trong lúc vui chơi. Ngoài ra còn nên chú ý đến những chi tiết sau

  • Nên mua & thử giày vào buổi chiều tối. Lúc đó chân to hơn buổi sáng.
  • Xỏ giày vào chân & giữ bé đứng thẳng chân.

Thử chiều dài : Nếu gót giày và gót chân bé cách nhau 1 khoảng mà ngón tay út của bạn cho vào lọt thì vậy là vừa đủ cho bé mang.
giày trẻ em chất lượng cao
Thử độ ôm bàn chân : Bạn dùng 2 ngón tay túm thử phần quai giày. Nếu bạn túm không được, thì có thể là giày chật. Nếu bạn túm được, giày vừa.

Thẩm mỹ : Giày dép phải có sự cân xứng giữa các phần: mũi, quai, đế để bé đi thoải mái nhất.

Chọn giày cho bé theo độ tuổi

Đối với các bé từ 6-12 tháng da bé vẫn còn khá nhạy cảm, nên chọn giày dép cho bé là loại mềm, nhẹ, chắc chắn. Thường thì các bé trong độ tuổi này sẽ có bảng size từ: 1-4 theo chiều dài. Bạn đo chiều dài chân bé từ gót chân đến đầu ngón cái dựa trên bảng size để lựa giày cho bé.

Đối với các bé từ 1-4 tuổi: giai đoạn này bé đã có thể tự bước đi, hoạt động nhiều hơn vậy nên chọn sản phẩm có đế ma sát cao, những đôi giày dép cho bé nổi bật khiến bé thích thú. Về bảng size có từ 15-30.

Đối với các bé trừ 6-10 tuổi: ở độ tuổi này bé đã quan tâm hơn đến thời trang về màu sắc, mẫu mã. Nên đa dạng việc lựa chọn sản phẩm Giày dép cho bé cao cấp là loại: sandal, giày búp bê, boot, giày thể thao, tông… . Bảng size từ 25-36 tùy vào các hàng, bạn nên lựa chọn giày dép có màu sắc dễ phối với quần áo cho bé đi chơi, đi học…

Đừng ham giày dép giá rẻ
Các bạn lưu ý, không nên ham của rẻ mà mua phải những đôi giày dép kém chất lượng cho bé. Giày dép hỗ trợ và ảnh hưởng rất lớn đến hệ vận động của con. Vậy nên sẵn sàng đầu tư để bé có một đôi giày vừa vặn để bé tự tin bước đi từ những bước đầu tiên là tốt nhất. Đặc biệt hiện nay có nhiều hãng giày dép cho bé cao cấp xuất hiện đem đến sản phẩm chất lượng, giá cả thì hợp lý sẽ là lựa chon tốt cho các bạn khi lựa giày cho con.

Xem thêm giày trẻ em Combi:

http://mamanbebe.com.vn/giay-dep-tre-em-combi/c131.html

Thứ Ba, 6 tháng 2, 2018

Chọn giầy cho bé như thế nào?

Khi bước vào cửa hàng giày dép, bạn có thể sẽ bị “cám dỗ” và nảy sinh ý định mua ngay cho bé một vài đôi xinh xắn nhất. Và tất nhiên, khi về nhà, bạn muốn rằng bé đi ngay những đôi giày tuyệt đẹp đó, nhất là khi bé bắt đầu tập đi. Bạn nghĩ rằng những bước chân lẫm chẫm của bé sẽ thật là đáng yêu với những đôi giày đủ màu mà bạn đã chọn.

Thực tế thì cho bé đi giày chỉ nên là sự lựa chọn khi bạn đưa bé đi ra ngoài chơi, đi gặp gỡ họ hàng hoặc khi thời tiết lạnh. Ngoài ra, bé nên được tập bước đi trên đôi chân trần của mình, trừ khi sàn nhà không được phẳng phiu và sạch sẽ.

Nếu bạn vẫn nuôi ý định chọn mua giày cho bé yêu, đừng bỏ qua một số lời khuyên nhỏ sau đây.

1.Nếu bé yêu của bạn chưa biết đi mặc dù đã 17 tháng tuổi thì khi chọn giày, bạn càng cần phải cẩn thận. Tốt nhất hãy chọn những loại giày có đế cứng, chắc.

giày trẻ em combi

Điều này là bởi những bé chậm đi thường có gan bàn chân phẳng và chân mềm hơn các bé khác. Vì vậy, các bé cần có “bệ đỡ” thật vững vàng để có thể bước đi tự tin và chắc chắn hơn.

2.Những chiếc giày có đế cong hoặc mềm có vẻ làm chân bé đỡ đau hơn khi bước đi. Đó là cách nghĩ của bạn. Thực ra thì chỉ khi nào chân bé đã hoàn toàn vững và bước đi chắc chắn rồi thì bạn mới nên nghĩ đến những chiếc giày có đế như thế.

Nếu đế giày không chắc, bé có thể bị ngã hoặc trẹo chân khi đang bước vì chân bé lúc này đang còn yếu.

3.Việc để bé yêu đi tất không trong nhà làm tăng nguy cơ bé bị trượt ngã vì tất rất trơn, chính bạn cũng có thể bị trượt chân trong trường hợp này. Vì thế, nếu nhiệt độ trong nhà đủ ấm, bạn có thể cho bé đi chân không hoặc chọn loại tất có đế cao su để bé không bị ngã.

Một lời khuyên khác hữu ích hơn là bạn nên trải thảm nền nhà để vừa ấm vừa an toàn cho bé. Nếu bị ngã, bé cũng không quá đau.

Tốt nhất hãy chọn những loại giày có đế cứng, chắc

4.Không nên cho bé đi sandal thường xuyên. Quai sandal có thể bị tuột ra khi bé chạy nhảy, leo trèo và khiến bé luống cuống không biết làm thế nào với nó. Một đôi giày vừa chân và đế vững là lựa chọn thích hợp hơn.

5.Nên đo cỡ chân của bé mỗi 3 tháng 1 lần bởi chân bé có thể sẽ lớn rất nhanh và đôi giày hiện tại không còn vừa nữa. Nếu bé cứ phải đi một đôi giày khi cỡ chân thay đổi thì bé sẽ vừa bị đau vừa ảnh hưởng đến dáng đi của bé.

6.Bạn nghĩ cần phải mua cho bé đôi giày có phần bảo vệ mắt cá chân? Điều này thực ra không quá cần thiết. Hãy dành sự tập trung hơn đến chiều ngang của đôi giày và đế của nó.

Xem thêm giày trẻ em:

http://mamanbebe.com.vn/giay-dep-tre-em-combi/c131.html

Thứ Hai, 5 tháng 2, 2018

Chọn mua giày cho bé như thế nào là tốt?

Cha mẹ nào cũng muốn có thể chọn cho bé một đôi giày tốt để có thể dìu dắt con trong những bước đi. Tuy nhiên, một đôi giày tốt là như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ trả lời câu hỏi đó cho cha mẹ.

1. Chất liệu tốt.

Một sản phẩm tốt trước hết phải được tính bằng chất lượng sản phẩm, chất lượng của một đôi giày trước tiên được tính bằng chất liệu làm nên đôi giày đó.
Vậy chất liệu giày cho bé như thế nào là tốt?


Với những đối tượng khác nhau thì định nghĩa chất liệu tốt cũng hoàn toàn khác nhau. Nếu một đôi giày bằng da phù hợp với các quý ông thanh lịch, thì chất liệu giày tốt đối với các bé chính là độ mềm vừa đủ, độ thoáng khí và khả năng thấm hút mồ hôi tốt.


Như vậy, cha mẹ nên chọn những đôi giày bằng vải, phần đế có thiết kế ma sát cho các bé còn nhỏ hoặc đang trong giai đoạn tập đi. Còn đối với những bé lớn hơn, thì những đôi giày được làm từ da mềm, phần đế có độ cứng vừa đủ sẽ giúp bé dễ dàng trong từng chuyển động.

2. Kích thước sản phẩm.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại giày dép cho bé với đủ loại kiểu dáng và mẫu mã khác nhau, cho các bậc cha mẹ dễ dàng lựa chọn. Tuy nhiên, đây cũng là điều kiện để hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng tràn lan trên thị trường.


Vậy nên, cha mẹ nên tìm đến các shop quần áo trẻ em uy tín khi chọn mua trang phục và giày dép cho bé, tránh tình trạng mua phải các sản phẩm không đảm bảo chất lượng và gây hại cho bé.

Một đôi giày tốt là một đôi giày có chất lượng tốt và phù hợp với bé yêu nhà mẹ

Một đôi giày chuẩn phải là đôi giày có chất liệu tốt và kích thước phù hợp với bé yêu nhà bạn. Cha mẹ không nên chọn những đôi giày quá rộng hay quá chật so với chân bé, bởi dù rộng quá hay chật quá đều khiến bé khó sử dụng, thậm chí một đôi giày chật có thể làm biến dạng hệ xương khớp đang trong thời kỳ phát triển của bé.


Mẹ nên chọn những đôi giày có kích thước lớn hơn so với chân bé từ 0,5 – 1 cm, để bé thoải mái ngay cả khi đeo tất.


Đối với giày của các bé sơ sinh, mẹ nên thường xuyên giặt sạch và cất gọn trong tủ nhựa cho bé, tuyệt đối không cho bé tiếp xúc với các loại quần áo hay giày dép bẩn, bởi trong đó có chứa rất nhiều vi khuẩn có khả năng gây hại đến sức khỏe cho bé.

3. Thiết kế sản phẩm.

Kiểu dáng, thiết kế chính là yếu tố cuối cùng của một đôi giày chất lượng. Không nên cho bé đi những đôi giày có thiết kế mũi nhọn, mà chỉ nên cho bé sử dụng giày dép có mũi tròn để chân bé không bị tổn thương khi sử dụng lâu dài.


Như vậy, một đôi giày tốt phải là đôi giày có chất lượng tốt và có kích thước, thiết kế kiểu dáng phù hợp với bé yêu nhà mẹ.

http://mamanbebe.com.vn/giay-dep-tre-em-combi/c131.html

Chủ Nhật, 4 tháng 2, 2018

Những gợi ý khi chọn giày dép cho bé

Khi mua giày cho trẻ, tốt nhất nên dẫn bé đi thử trực tiếp. Tùy độ tuổi của bé và thời tiết nóng hay lạnh mà bạn có thể chọn giày vải, xăng-đan hay bốt.

1. Chỉ đến khi bé chính thức biết đi bộ, bạn mới nên cho bé đi giày, dép. Các nghiên cứu chỉ ra rằng bàn chân trẻ em khỏe mạnh và phát triển tốt khi bé được tập đi bằng chân đất. Bạn có thể giữ ấm chân bé bằng cái loại vớ (tất) mềm.

2. Khi mua đôi giày đầu tiên cho bé, bạn nên dẫn bé trực tiếp đi thử giày. Nên chọn các loại giày dép có thương hiệu được bày bán ở các cửa hàng có uy tín với những người bán hàng có kinh nghiệm và đủ kiên nhẫn giúp bé thử giày, để chọn một đôi vừa chân.

3. Hãy để các nhân viên bán hàng đo chiều dài và chiều rộng của cả hai bàn chân bé. Nhiều bé có bàn chân to hơn bình thường thì cần phải mua cỡ đặc biệt.

4. Đừng mua giày quá rộng, bởi giày rộng quá có thể khiến bé dễ trượt ngã. Đôi giày đầu tiên trong đời của bé nên mềm và dễ chịu để khuyến khích bé thích đi giày dép.
5. Đo bàn chân bé thường xuyên tại cửa hàng chuyên về giày trẻ em. Trẻ em phát triển nhanh chóng, kích cỡ giày có thể thay đổi mỗi tháng. Nhân viên bán hàng tốt có thể nhận ra những điểm không phù hợp của đôi giày với chân bé cũng như biết cách dụ bé thử giày.Khi bé phát triển hơn

giày trẻ em

6. Bạn có thể đến những cửa hàng giảm giá mua giày cho bé. Nếu bạn biết rõ cỡ giày của bé, bạn có thể tiết kiệm bằng cách mua vài đôi tại những cửa hàng này.

7. Nên mua một đôi giày dài hơn bàn chân bé khoảng 1 cm. Đa số mọi người đều đi giày to hơn so với bàn chân của mình để ngón chân không bị đau. Xem cảm giác của bé lúc đi lại với đôi giày và phải đảm bảo rằng gót giày không bị trượt ra. Nếu phần gót chân hơi rộng nhưng tất cả phần còn lại của giày đều vừa chân bé, bạn có thể gắn thêm miếng đệm gót chân.

8. Hãy mua một đôi giày thể thao mà bé có thể đi hàng ngày. Đây nên là một đôi giày xịn, có chất lượng. Giày làm từ chất liệu da sẽ tốt hơn giày nhựa. Giày được khâu cẩn thận sẽ tốt hơn là loại dùng keo dán phần thân với đế.

9. Bạn có thể mua những đôi giày kéo khóa hoặc buộc dây và để cho bé tự đi cũng như tập thắt dây giày.

10. Trong các tháng hè, thời tiết ấm áp, bạn nên mua giày thể thao vải giá rẻ để bé có thể đi biển, lội nước và chơi trong cát. Các loại xăng-đan khóa dán (velcro) cũng là một lựa chọn lý tưởng cho bàn chân của bé trong mùa nóng.

11. Mùa mưa và mùa đông, bạn nên mua những đôi giày, đôi bốt rộng, để bé có thể mang thêm vớ (tất chân).

xem thêm giày trẻ em:

http://mamanbebe.com.vn/giay-dep/c131.html